nhimsongnguyencon1

https://muabannhim.com


cung cấp nhím thịt, nhím giống theo yêu cầu của quý khách hàng https://muanhim.com 0947668668


đàn nhím

Đặc điểm

Hình thái

Nhím đực có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực.

Thức ăn

Nhím ăn các loại rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi đắng chát…Ít khi uống nước , vì nhím ăn nhiều rau, quả… và đặt biệt là các loại cây có bài thuốc trị về những vấn đề rối loạn đường ruột, vì vậy bao tử nhím được xem là một trong những bộ phận khá đặc biệt đối với loài nhím.

Nhiễm bệnh

Nhím ít khi bị nhiễm bệnh, bệnh thường gặp ở nhím là bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve cắn gây nên ghẻ lở và bệnh đường ruột…

Sinh trưởng & sinh sản

Nhím trưởng thành sau khoảng 8 – 10 tháng, đạt trọng lượng trung bình 8 – 10 kg/con và bắt đầu sinh sản. Nhím cái động dục 1 – 2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt ngày lẫn đêm. Thời gian có thai khoảng ba tháng thì đẻ, mỗi lứa từ 1 – 3 con, thường là 2 con. Nhím thường đẻ vào ban đêm. Đặc biệt nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn cho những con không phải mình đẻ ra bú bình thường. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là động dục và cho phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.

Giá trị kinh tế

Nhím được nuôi để làm thực phẩm (lấy thịt, bao tử nhím là dược liệu quí dùng ngâm rượu thuốc chữa đau bao tử…). Nhím còn được nuôi để lấy lông (lông nhím dùng làm đồ trang sức…).

Một nghiên cứu của trường đại học East Anglia dưới sự yểm trợ của cơ quan Wildlife Conservation Society in Vietnam xuất bản trong tạp chí khoa học Biological Conservation năm 2010 kết luận rằng những dịch vụ chăn nuôi nhím để cung cấp thịt cho các nhà hàng đã tạo tác dụng bất lợi lên dân số nhím hoang vì những người đi săn bất hợp pháp đã săn bắt nhím hoang để bán làm giống cho các trại nuôi nhím hay để bán cho các nhà hàng với già rẻ hơn nhím nuôi.

Kỹ thuật nuôi nhím

Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.

         1.Chuồng nuôi.

Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8-10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra… Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m.

Nên làm hang giả cho nhím ở bằng loại ống cống phi 50-60cm hoặc tôn uốn cong, để nổi trên nền chuồng để vệ sinh, sát trùng…

Máng uống rộng khoảng 20-25cm, cao 20-25cm, để nhím không ỉa đái vào và xây máng ở ngoài sân để nước vung vãi ra không làm bẩn, ướt nền chuồng.

Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng.

Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con.

2.Thức ăn

Thức ăn của nhím rất đa dạng như: dễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi, đắng, chát…

Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn.
Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn:

– 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3 kg rau, củ, quả các loại, 0,01 kg cám viên hỗn hợp, 0,01 kg lúa, ngô, đậu các loại.

– Từ 4-6 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,6 kg rau, củ, 0,02 kg cám viên hỗn hợp, 0,02 kg lúa, ngô, đậu, 0,01 kg khô dầu, dừa, lạc.

– Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2 kg rau quả củ, 0,04 kg cám viên hỗn hợp, 0,04 kg lúa ngô đậu, 0,02 kg khô dầu dừa lạc.

– Từ 10-12 tháng tuổi: 2 kg rau quả củ, 0.08 kg cám viên hỗn hợp, 0,08 kg lúa ngô đậu, 0,04kg khô dầu dừa lạc.

3.Nước uống.

Nhím ăn rau, quả, củ nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.

Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục sẽ không tốt.

  1. Sinh sản:        

Nhím một năm tuổi đã thành thục, nặng 10kg, có thể sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1 – 3 con. Một nhím đực có thể phủ cho 5 – 8 nhím cái. Nuôi con đực và con cái riêng, mỗi con ở một ô, khi chúng có biểu hiện động dục thì ghép đôi giao phối.

Động dục: Thời gian động dục một lần là 2 – 3 ngày, nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày sau nhím động dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng, nếu đẻ chết con thì sau đẻ 10 – 15 ngày.

Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím thường không rõ rệt. Những ngày động dục nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình thường. Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuồng. Thời điểm phối thích hợp là sau khi nhím cái động dục.

Giao phối: Nhím thường giao phối với nhau vào 2 – 5 giờ sáng. Thời gian ghép đôi giao phối từ vài ngày, đến vài tuần hay hàng tháng. Việc phối giống thành công rất quan trọng trong việc tăng đàn, vì thế người chăn nuôi hết sức lưu ý để phát hiện động dục, theo dõi lý lịch đầy đủ và cho phối kịp thời. Đối với các nhà chăn nuôi chưa có kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1 đực và 1 cái trong một ô nuôi suốt cả đời.

Chửa: Thời gian mang thai của nhím từ 90 – 95 ngày. Bụng nhím thường to ra hai bên. Trong thời gian này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn tranh quá nhiều dễ bị to thai và khó đẻ.

Đẻ: Nhím thường đẻ vào ban đêm, sau khi đẻ chúng để lại nhiều máu trên sàn chuồng. Trong tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Sau một tuần, chúng mới bắt đầu chạy ra khỏi bụng mẹ.

Nhím con bú mẹ một tháng, sang tháng thứ hai nhím con ăn được các thức ăn như mẹ, tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Có thể 30 – 45 ngày nếu nhím con khoẻ mạnh và nhím cái không còn nhiều sữa nữa. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, trước khi cho nhím đực vào giao phối, đưa nhím con sang ô khác.

5.Phòng bệnh

Nhím thường ít bị dịch bệnh. Một số bệnh thông thường có thể gặp như:

– Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần.

– Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối./.

Mọi nhu cầu về mua bán nhím thịt xin liên hệ ngay với chúng 
Hotline: 0947.668.668 — 01.252.668.668 để có giá ưu đãi

1 review for https://muabannhim.com

  1. :

    condacsan.com muabannhim.com

Thêm đánh giá

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *